Gà Chọi Bị Chảy Nước Mũi: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị

Gà Chọi Bị Chảy Nước Mũi: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị

Gà chọi bị chảy nước mũi là triệu chứng khi chúng bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Nếu như người nuôi không phát hiện kịp thời, thì hiện tượng này trở nên nặng và khó chữa hơn. 

Trong bài viết này, Đá gà trực tiếp CPC3 sẽ cùng với anh em đi tìm hiểu chi tiết về bệnh chảy nước mũi ở gà chọi, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất. 

Gà chọi bị chảy nước mũi là biểu hiện của bệnh gì?

Gà chọi bị chảy nước mũi là biểu hiện của bệnh gì?
Gà chọi bị chảy nước mũi là biểu hiện của bệnh gì?

Gà chọi bị chảy nước mũi là một triệu chứng thường gặp nhất của bệnh về đường hô hấp. Tùy vào mức độ bệnh mà có thể kèm theo các triệu chứng đi kèm khác nhau. Thông thường thì gà bị chảy nước mũi là do 2 nguyên nhân chính là: Gà bị bệnh về đường hô hấp thông thường, thứ 2 là gà bị mắc bệnh hô hấp truyền nhiễm, hay còn gọi là bệnh Coryza. 

Bệnh sổ mũi thông thường

Đối với trường hợp gà chọi bị bệnh sổ mũi thông thường thì thường gặp vào các khoảng thời gian giao mùa, khi thời tiết thay đổi, gà có thể mệt mỏi, hơi ủ rũ và trường hợp này bạn không cần quá lo ngại. Nguyên nhân của trường hợp này là do: 

  • Môi trường sống của gà không được vệ sinh và khử khuẩn cẩn thận. Từ đó tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển. 
  • Do thời tiết thay đổi đột ngột, khiến gà chưa kịp thích nghi. 
  • Sau những trận chiến, nếu gà không được chăm sóc vệ sinh tốt, khiến sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân khiến cho gà chọi bị chảy nước mũi. 

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm Coryza trên gà chọi

Coryza là một loại bệnh do vi khuẩn Gram (-) gây ra, là nguyên nhân chính gà bị bệnh hô hấp cấp tính. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm, có thể xuất phát từ các loài chim hoang dã, các nguồn gà khác có sẵn vi khuẩn và lây lan vào khu vực gà khỏe mạnh. Khi đó gà sẽ bị nhiễm bệnh và xảy ra tình trạng gà chọi bị chảy nước mũi. 

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm có thể gặp trên gà ở mọi lứa tuổi. Với những cơ sở, trang trại nuôi càng nhiều gà thì khả năng nhiễm bệnh càng cao. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà, thì thời gian ủ bệnh khoảng 1 – 3 ngày, sau đó sẽ có khoảng 2 – 3 ngày phát bệnh và tiếp tục lây lan tới những con gà khác. Quá trình lây lan nhanh chóng, bùng phát bệnh rất nhanh. 

Gà bị sổ mũi truyền nhiễm Coryza có triệu chứng gì?

Cùng với việc bị chảy nước mũi thì gà mắc bệnh coryza còn có một số biểu hiện khác như: 

  • Gà bị nghẹt mũi và khò khè, có thể thở há mồm. 
  • Phần đầu và mặt gà sưng phù. 
  • Có tình trạng viêm mắt, mí mắt dính vào nhau. 
  • Gà bỏ ăn, kém ăn, ủ rũ
  • Nếu bệnh kéo dài thì có thể kiến nước mũi đọng lại, đóng thành cục khiến cho mũi gà phình to. 

Cách điều trị tình trạng gà bị chảy nước mũi

Cách điều trị tình trạng gà bị chảy nước mũi
Cách điều trị tình trạng gà bị chảy nước mũi

Để điều trị hiệu quả và dứt điểm tình trạng gà bị chảy nước mũi thì đòi hỏi người nuôi phải xác định chính xác định qua những đấu hiện mà chúng ta tìm hiểu trên đây. Sau đó dựa vào bệnh để có cách điều trị hiệu quả nhất. 

Đối với gà bị sổ mũi thông thường

Nếu phát hiện những đầu hiệu đầu tiên của việc gà bị chảy nước mũi thì chúng ta cần phải xử lý ngay, vừa hiệu quả mà lại nhanh khỏi. Đối với gà chọi bị chảy nước mũi do bệnh xổ mũi thông thường thì bạn cần làm như sau: 

  • Đầu tiên bạn cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát. Sử dụng các loại đèn, thiết bị sưởi để cho gà ấm áp.
  • Khi gà bị bệnh thì sử dụng gừng pha với nước ấm cho gà uống, uông liên tục một ngày 3 lần, uống khoảng 3 ngày sẽ khỏi. 
  • Nếu như gà bị sổ mũi nặng hơn thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh trị hô hấp cho gà như: TILMI ORAL hoặc MEBI-TICOSIN 20%. Liều dùng như hướng dẫn ghi trên nhãn, dùng khoảng 5 ngày là khỏi hoàn toàn. 
  • Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm vitamin và các dưỡng chất cần thiết để gà mau khỏe. 

Đối với gà bị chảy nước mũi do bệnh Coryza

Việc đầu tiên bạn cần làm sau khi phát hiện gà chọi bị chảy nước mũi là cách ly chúng để vừa tiện chăm sóc và cũng tránh lây cho các con gà khác. Tiếp theo là phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, rải vôi khử trùng. Hoặc nếu có thể thì sử dụng MEBI – IODINE để phụ khử độc chuồng trại mỗi tuần một lần. 

Sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị bệnh Coryza ở gà như AMOX AC 50% hoặc TILMI ORAL. Ngoài ra, để giúp gà được thoải mái dễ thở hơn thì anh em cần sử dụng thuốc long đờm để giúp gà được dỡ thở. Và nó cũng giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ thuốc điều trị giúp gà mau khỏe hơn. 

Hướng dẫn phòng tránh bệnh chảy nước mũi ở gà chọi

Hướng dẫn phòng tránh bệnh chảy nước mũi ở gà chọi
Hướng dẫn phòng tránh bệnh chảy nước mũi ở gà chọi

Việc chữa bệnh gà chọi bị chảy nước mũi tuy đơn giản, nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Chính vì vậy, tốt nhất là chúng ta nên phòng bệnh thì tốt nhất. Để phòng tránh bệnh gà chọi bị chảy nước mũi thì chúng ta nên: 

  • Sau mỗi lứa gà, nên dọn chuồng sạch sẽ, để loại bỏ mầm bệnh. 
  • Phun thuốc sát trùng định kỳ khu vực sống của gà. 
  • Thường xuyên thay lớp lót chuồng để tránh mầm bệnh trú ẩn. 
  • Vào mùa lạnh, chuồng trại cần giữ kín gió, tránh để gió lùa khiến gà bị nhiễm lạnh. 
  • Tiêm phòng bệnh Coryza ở gà vào thời điểm tuần 4 và tuần 6. 
  • Trong quá trình nuôi, nếu phát hiện các dấu hiệu gà chọi bị chảy nước mũi cần khắc phục ngày. 
  • Khi xuất hiện mầm bệnh, hãy cách ly gà bệnh ra khỏi các con gà chọi khác để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm. 

Lời kết

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về tình trạng gà chọi bị chảy nước mũi. Hy vọng với những thông tin trên đây mà Đá gà trực tiếp CPC3 cung cấp, sẽ giúp anh em sớm phát hiện bệnh sổ mũi ở gà, từ đó có biện pháp chữa trị và phòng tránh kịp thời. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã code: